Giấy phép môi trường là một trong các thủ tục pháp lý bắt buộc đối với các cơ sở doanh nghiệp, khu công nghiệp và khu chế xuất…trước khi đưa vào hoạt động kinh doanh, sản xuất hợp pháp. Ngoài ra, đây củng là công cụ quản lý nhà nước giúp kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Song thủ tục đề xuất cấp giấy phép môi trường còn gặp nhiều khó khăn do các quy định, nghị định chồng chéo khiến doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Hiểu được vấn đề trên và mong muốn luôn được đồng hành cùng quý khách hàng trên mọi phương diện lĩnh vực môi trường, Công ty TNHH Dịch vụ An toàn & Môi trường Thủ Đức (TDE) cung cấp dịch vụ Tư vấn thủ tục giấy phép môi trường nhanh chóng, hiệu quả giúp doanh nghiệp sớm giải quyết và đi vào hoạt động hiệu quả.
1. Đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường theo quy định:
Căn cứ Điều 39, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (72/2020/QH14, đối tượng phải thực hiện thủ tục giấy phép môi trường gồm:
-
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh chất thải (nước thải; khí thải; chất thải nguy hại) trước khi đi vào vận hành chính thức;
-
Dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường quy định tại khoản 1, Điều 39 Luật BVMT. Tuy nhiên, trường hợp khoản 1, Điều 39 thuộc đầu tư công khẩn cấp thì được miễn giấy phép môi trường.
Ngoài ra, đối với các đối tượng thực Điều 32, Nghị định 08/2022/NĐ-CP được miễn đăng ký môi trường như sau:
-
Dự án được quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 49 Luật BVMT 2020;
-
Dự án phát sinh CTR sinh hoạt < 300 kg/ngày hoặc phát sinh nước thải < 5 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ;
-
Thuộc danh mục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
2. Trình tự thủ tục đề xuất cấp giấy phép môi trường:
Thủ tục đề xuất cấp giấy phép môi trường bao gồm các bước chính sau:
-
Bước 1: Lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
-
Bước 2: Cơ sở, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến bộ phận một cửa thuộc đơn vị quản lý;
-
Bước 3: Cơ quan quản lý thẩm định, kiểm tra hồ sơ và lập hội đồng cấp phép. Đơn vị tư vấn và Chủ đầu tư sẽ phối hợp thực hiện bảo vệ, giải trình đề xuất giấy phép trước hội đồng;
-
Bước 4: Đơn vị tư vấn và Chự dự án phối hợp chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ cấp phép theo văn bản kết luật của hội đồng cấp phép và nộp lại cho đơn vị quản lý;
-
Bước 5: Đơn vị quản lý sẽ tiến hành cấp phép nếu cơ sở, doanh nghiệp đã đủ điều kiện cấp phép;
-
Bước 6: Sau khi nhận được GPMT, chủ dự án và đơn vị tư vấn thực hiện các thủ tục cam kết trong báo cáo GPMT (Thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường, các cam kết khác trong báo cáo…).
3. Thời hạn hiệu lực giấy phép môi trường
-
Dự án nhóm I : 07 năm;
-
Cơ sở, doanh nghiệp, cụm và khu công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 và các tiêu chí môi trường đối với dự án nhóm I: 07 năm;
-
Đối với các đối tượng kông thuộc 02 mục trên: 10 năm.
4. Mức xử phạt vi phạm về quy định giấy phép môi trường
Căn cứ Điều 14 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP, các cơ sở hoặc dự án đang xây dựng hoặc hoạt động mà không có giấy phép môi trường sẽ chịu mức phạt như sau:
-
Nếu dự án do UBND cấp Huyện hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp và có tiêu chí môi trường tương đương với dự án do UBND cấp Huyện phê duyệt, mức phạt từ 30 – 35 triệu đồng;
-
Nếu dự án do UBND cấp Tỉnh hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp và có tiêu chí môi trường tương đương với dự án do UBND cấp Tỉnh phê duyệt, mức phạt từ 150 – 170 triệu đồng;
-
Nếu dự án do Bộ TNMT hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và có dự án tiêu chí môi trường tương đương với dự án do Bộ TNMT phê duyệt, mức phạt từ 200 – 220 triệu đồng.
Một số hình thức phạt bổ sung khác:
-
Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải;
-
Đình chỉ hoạt động của cơ sở;
-
Nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp;
-
Phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về BVMT để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
-
Di dời dự án đầu tư.
5. Dịch vụ Tư vấn giấy phép môi trường tại Công ty TNHH DV An toàn & Môi trường Thủ Đức:
Phương châm làm việc: Dịch vụ tận tâm - Kỹ thuật chuyên sâu - Gía cả hợp lý.
Đội ngũ nhân sự:
-
Nhân viên được đào tạo, giàu kinh nghiệm, trình độ phù hợp và am hiểu về Luật môi tường;
-
Đánh giá hiện trạng doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục với đơn vị quản lý;
-
Đại diện khách hàng xử lý tình trạng hồ sơ;
-
Tư vấn nhiệt tình và hổ trợ khách hàng giải quyết các khó khăn phát sinh trong quá trình xin cấp giấy phép môi trường.